5 điều cần xem xét trước khi xây dựng nhóm lãnh đạo tư duy
- Linh Le
Có một điều chắc chắn rằng ‘lãnh đạo tư duy’ đã trở thành một thuật ngữ thông dụng. Nhưng khi tập hợp và xây dựng nhóm làm việc, điều này có thể trở thành lợi thế cạnh tranh. 5 lời khuyên sau đây có thể giúp bạn đảm bảo điều đó xảy ra.
Ý tưởng là: tập hợp các chuyên gia vào một nhóm, sau đó tận dụng những kiến thức, hiểu biết của họ và truyền đạt lại cho khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng như một dịch vụ giá trị gia tăng. Đó là phương thức marketing thông qua những người có tầm ảnh hưởng và có thể đánh bóng thương hiệu của bạn. Có điều gì không ổn không?
Nhưng hóa ra lại có rất nhiều. Sau khi quản lý một số nhóm như vậy, hiện nay tôi đang giúp đỡ hai khách hàng, một công ty khởi nghiệp về phần mềm và một công ty tư vấn, chính thức hóa các chức năng lãnh đạo tư duy của họ. Cả hai đều thừa nhận quy trình này khó thực hiện họ nghĩ.
Lãnh đạo tư duy là gì?
Tư duy lãnh đạo không chỉ là một nhóm các cá nhân thông minh có những ý tưởng lớn. Một nhà lãnh đạo tư duy cần đưa ra những quan điểm mới mẻ về một lĩnh vực hoặc chủ đề cụ thể, nhưng một quan điểm mới mẻ không thể biến một người trở thành nhà lãnh đạo tư duy. Thành tích học tập xuất sắc, xuất bản sách và các ấn phẩm tạp chí, hay thường xuyên phát biểu trong các hội nghị, v.v. tất cả những điều đó đều không giúp định hình năng lực lãnh đạo về tư duy của một người. Lãnh đạo tư duy là sự kết hợp các quan điểm tư duy cấp tiến, kinh nghiệm thực tế và nhận thức tình huống đủ để giúp khách hàng làm việc tốt hơn.
Các cán bộ điều hành khi cân nhắc đến việc thành lập tổ chức lãnh đạo tư duy nên ghi nhớ năm gợi ý sau đây.
1. Độc nhất
“Nhưng tất cả chúng ta đều là các nhà lãnh đạo tư duy!” nhận được sự phản đối của một số người đã âm thầm đảm nhận vị trí lãnh đạo tư duy mà không ai biết điều đó. (Những người khác thì tức giận với sự vô tâm của kẻ khác.) Có thể lấy ví dụ trong lĩnh vực âm nhạc hoặc cờ vua, nếu tất cả chúng ta đều là bậc thầy, thì có nghĩa là không ai trong chúng ta là bậc thầy.
Nhóm lãnh đạo tư duy cần tập trung nỗ lực vào các hoạt động kề cận cốt lõi. Ví dụ, có thể bạn làm việc tại một công ty khởi nghiệp chuyên về công nghệ học máy có thể chẩn đoán khối u dựa trên hình ảnh kỹ thuật số? Nhóm lãnh đạo tư duy có thể nghiên cứu vai trò phát triển của quy tắc bệnh lý và sức khỏe cộng đồng. Hoặc có thể bạn đang vận hành một chương trình phương tiện di chuyển tự động cho một nhà cung cấp phần mềm lớn và bạn quyết định phân tích thị trường để nhắm mục tiêu vào những người sớm áp dụng công nghệ?
Trong cả hai trường hợp này, nhóm lãnh đạo tư duy tập trung vào các chủ đề kề nhau nhưng vẫn bổ sung cho nhau. Có nghĩa là tạo ra các mô hình xác định phân khúc khách hàng, công bố nghiên cứu hoặc gặp gỡ khách hàng liên quan để so sánh các câu chuyện thành công. Các nhà lãnh đạo tư duy không bán sản phẩm của bạn. Thay vào đó, họ hình thành ý tưởng công nhận giá trị của sản phẩm.
2. Thiết thực
Quan điểm của lãnh đạo tư duy nghiêng về phía học thuật. Một vị tiến sĩ mới được trao danh hiệu chuyên ngành Quản lý nguồn nhân lực sẽ có một số học thuyết mang tính thuyết phục về việc thu hút và giữ chân nhân tài. Nhưng liệu vị Tiến sĩ đó có sẵn sàng đưa ra khuyến nghị dựa trên kinh nghiệm dựa trên những việc đã được thực hiện ở một nơi nào khác không? Và liệu cô ấy có thể điều chỉnh những khuyến nghị đó cho phù hợp với khách hàng trong các ngành kinh doanh mà cô ấy chưa từng tham gia — với hệ thống cấp bậc và văn hóa của riêng những khách hàng đó?
Cách tiếp cận có thể áp dụng để “tập hợp một số người thông minh vào một đội và làm việc cùng nhau để đi đến thống nhất” thì thường kéo theo những bất mãn và không tán thành. Quan trọng không phải là cần có IQ tập thể, mà là cần kết hợp kinh nghiệm với sự sáng tạo, thường (nhưng không đáng ngạc nhiên) với một nhóm cộng tác viên nhỏ. Cách tiếp cận thực tế được hình thành càng nhanh thì càng sớm có thể chứng minh mang lại hiệu quả.
3. Định hướng thể hiện ý tưởng
Các nhà lãnh đạo tư duy không ngồi xuống để nghĩ ra những ý tưởng mới. Thay vào đó họ thử nghiệm những ý tưởng đó thông qua nghiên cứu, thường công bố kết quả. Hoặc họ tạo ra một tài sản chi tiết (đôi khi gọi là tóm tắt nghiên cứu hoặc báo cáo hướng dẫn) mô tả một ý tưởng trong thực tế, giải thích ý tưởng này sẽ thu hút khách hàng mới, tăng doanh thu hoặc tạo ra nhu cầu ở các thị trường chưa được khai thác như thế nào.
Các nhóm lãnh đạo tư duy hiệu quả nhất đã cải tiến sự cân bằng giữa tư duy độc lập và hợp tác. Những giả định tiên nghiệm về cách thức hình thành ý tưởng của bạn sẽ không biến mất—khách hàng của bạn thông minh hơn thế. Họ muốn áp dụng kinh nghiệm trong quá khứ vào những đổi mới trong tương lai.
Gần đây tôi đã giúp thành lập một nhóm lãnh đạo tư duy, trong đó có một người phụ trách Internet of Things và một người khác phụ trách blockchain. Cả hai nhà lãnh đạo đều xây dựng quan điểm độc đáo về lĩnh vực của họ, ghi chép bao quát về quan điểm đó và thử nghiệm kế hoạch của họ với khách hàng. Sau khi gặp gỡ khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng thì đều nhận thấy rằng hai nhà lãnh đạo này cần phải hợp tác với nhau. Cả hai nhà lãnh đạo đều cần trả lời các câu hỏi về tác động đến chuỗi cung ứng và sự đóng góp của số hóa vào hiệu quả sản xuất. Hai nhà lãnh đạo đã quyết định có 3 ngày cố vấn cho nhau để thảo luận về việc kết hợp các lĩnh vực tương ứng của họ. Nhu cầu của khách hàng về dịch vụ tăng vọt.
4. Hài lòng với quy mô nhóm nhỏ
Các nhà lãnh đạo tư duy thường có sự kết hợp độc đáo giữa kỹ năng và kinh nghiệm. Vì lý do này, các nhóm lãnh đạo tư duy hiệu quả thường có quy mô nhỏ và tập trung. Các nhóm lãnh đạo hiệu quả nhất bao gồm các chuyên gia gắn kết lâu dài, ngay cả khi công ty có quy mô lớn hơn có thể trao thưởng cho những người có thể làm nhiều việc mà không chuyên về lĩnh vực nào.
Tuy nhiên, nhỏ không có nghĩa là vô hình. Nếu nhóm lãnh đạo tư duy của bạn thực sự hiệu quả, thì nhóm đã tự xây dựng thương hiệu của riêng mình. Nhóm vun đắp uy tín cho mình. Khi tôi điều hành một nhóm lãnh đạo tư duy cho một công ty cung cấp công nghệ, tôi biết rằng chúng tôi đã có được chỗ đứng khi đại diện khách hàng nói rằng “tôi muốn giới thiệu một số thành viên trong nhóm của bạn cho khách hàng của tôi. Nhưng tôi muốn chắc chắn rằng khách hàng của tôi chuẩn bị đầy đủ để làm việc với các bạn.”
5. Sẵn sàng bảo vệ nhóm
Sẽ phát sinh vấn đề về chính trị. Sẽ có người phản đối. Sẽ có người cho rằng họ xứng đáng gia nhập nhóm. Sẽ có người tự thành lập nhóm lãnh đạo tư duy cho riêng họ.
Ngay cả khi công ty của bạn bị phân quyền thì nhóm lãnh đạo tư duy cũng có khả năng đưa ra phán đoán và quyết định. Lý do thứ nhất là nhóm lãnh đạo tư duy xây dựng thương hiệu về năng lực: tạo sự khác biệt về lãnh đạo tư duy trong nội bộ cuối cùng sẽ tạo sự khác biệt ở bên ngoài với khách hàng và đối tác. Theo thời gian, đại diện khách hàng và các cán bộ điều hành công ty sẽ nhận ra giá trị của lãnh đạo tư duy trong công tác đối ngoại và công nhận nhóm vì có những đóng góp cho sự phát triển của công ty và vì sức ảnh hưởng của nhóm đối với thương hiệu công ty. Thêm vào đó, công ty sẽ thiết lập tiêu chuẩn duy nhất về lãnh đạo tư duy trong các lĩnh vực chính.
Có một điều chắc chắn rằng ‘lãnh đạo tư duy’ đã trở thành một thuật ngữ thông dụng. Nhưng khi tập hợp và xây dựng nhóm làm việc, điều này có thể trở thành lợi thế cạnh tranh.
Nguồn bài viết : https://www.cio.com