20 hành động âm thầm kết liễu sự nghiệp của những ai đang làm trong ngành IT

Linh Le

Trong thế giới công nghệ có tốc độ như vũ bão ngày nay thì tự mãn có thể là một tên sát nhân đối với sự nghiệp. Tương tự, bất cứ những hiểm nguy tiềm ẩn nào đang thầm lặng làm lung lay sự nghiệp của bạn cũng có thể giết chết nó – từ việc không nhận biết giá trị thật của mình cho tới việc cho rằng mình đã thành công.

20 ways to kill your IT career (without knowing it)

Lên kế hoạch cho sự nghiệp IT trong bối cảnh công nghệ luôn dịch chuyển có thể là một điều khó khăn, nhất là khi các kế hoạch của bạn có thể bị xóa sạch như một ổ đĩa cứng. Học hỏi những kỹ năng kỹ thuật mới và xây dựng mạng lưới quan hệ rõ ràng là những cách để củng cố sự nghiệp của bạn. Nhưng những hành động vô tình có thể dẫn sự nghiệp của bạn đến bờ vực thẳm thì sao? Những nguy cơ tiềm ẩn – những tên sát nhân sự nghiệp thầm lặng thì thế nào? Một số cạm bẫy trong giới công nghệ có thể không rõ ràng cho lắm.

Nhằm khám phá ra những hành động đáng chú ý người ta hay làm khiến cho triển vọng nghề nghiệp của họ bị tổn hại, chúng tôi đã nói chuyện với một số chuyên gia IT, các nhà tuyển dụng và các lập trình viên về vấn đề xây dựng một sự nghiệp vững chắc bất khả xâm phạm và tránh các sự cố ít được biết đến. Vui lòng theo dõi bài báo để xem cách vượt qua chúng.

Tự ý bỏ việc

Không có gì giống với một tình huống công việc thực tế đầy khủng khiếp có thể đem con đường sự nghiệp của bạn vào trọng tâm được. Câu hỏi ở đây là bạn sẽ cải thiện sự nghiệp của mình bằng cách đổi việc – nói cách khác là chỉ nhấn nút từ bỏ.

“Cách bạn đương đầu với những bất công và việc không được đánh giá cao sẽ định hình tính kiên định bước lên phía trước của bạn,” CIO của Box, Paul Chapman cho biết. “Thật dễ để gạt bỏ và/hoặc giả định chiếc ly vơi một nửa. Và tôi cũng thường xuyên thấy người ta có xu hướng từ bỏ công ty vì họ sẽ chạy đi hơn là chạy lại thứ gì đó – bất cứ ai cũng có thể chạy đi mà.”

Khi công việc của bạn đang gặp bế tắc, hãy lui lại một chút, đánh giá điều gì đã xảy ra – và lên chiến lược làm gì tiếp theo, Chapman nói. “Bạn nên học nhiều từ những kinh nghiệm thất bại hơn là những kinh nghiệm thành công.”

Co mình dưới áp lực

Theo như Arti Venkatesh, giám đốc quản lý sản phẩm mới cấp cao tại Sungard AS, bộc lộ khó khăn tinh thần chính là yếu tố then chốt – nhấn nút hoảng loạn quá sớm có thể là một lá cờ đỏ trong sự nghiệp IT. “Đó chính là cách nhanh nhất khiến bạn bị sa thải,” Venkatesh giải thích. “Ngay khi bạn tỏ ra bất cứ dấu hiệu nào về bất ổn cảm xúc thì mọi người sẽ chất vấn liệu bạn có đáng tin cậy và có khả năng giữ bình tĩnh khi cần thiết không.”

Xa lánh mọi người

Tạo dựng mối quan hệ lâu bền với những người xung quanh bạn là chỉa khóa để phát triển một sự nghiệp IT thành công, Venkatesh, người chống lại sự thỏa mãn ngắn hạn khi chửi rủa đồng nghiệp cho hay.

“Để một trái bom nguyên tử lên bất cứ một mối quaqn hệ nghề nghiệp là một sai lầm lớn có thể kết thúc trong việc tổn thương mối quan hệ của các bạn với đồng nghiệp và có tiềm năng hủy hoại các cơ hội nghề nghiệp tương lai.”

Bỏ lỡ những cơ hội

Steve Cooper, đồng sáng lập Excella Consulting, thường thấy “quá nhiều bánh lái mà lại không đủ thủy thủ”, theo như cách ông diễn dạt – nói cách khác là thất bại trong việc thay đổi khi có một cơ hội mở ra.

Ông kể về một câu chuyện của một nhân viên mới, người này phàn nàn về việc bị đưa cho 3 người nhân viên để quản lý, Người quản lý miễn cưỡng này – người chỉ vừa tốt nghiệp – lo lắng anh ta sẽ không có thời gian để phát triển các kỹ năng kỹ thuật của mình.

“Cơ hội giám sát 3 kỹ sư công nghệ mới và dẫn dắt sự nghiệp của họ là một cơ hội không có ở những lĩnh vực khác dù đã làm việc được nhiều năm,” Cooper nói. “Và nếu học một ngôn ngữ mới là đáng giá, thì hãy tưởng tượng xem việc học khả năng lanh đạo team còn đáng giá đến nhường nào. Hiểu biết của anh ta về chiếc bánh lái kĩ năng công nghệ gò bó tới nỗi anh ta không nhận ra sức mạnh tuyệt vời của cơn gió lãnh đạo sẵn sàng thổi sự nghiệp của anh ta tới chân trời mới, thậm chí còn theo hướng có giá trị hơn.”

Cuối cùng anh ta cũng nhận ra lợi ích của việc chuyển hướng: “Anh ta hiện là lãnh đạo team công nghệ cho một sáng kiến phát triển phần mềm lớn ở tuổi 23.”

Bỏ qua những sự kiện xã hội

Khoảng thời gian vui vẻ sau giờ làm việc hay những buổi lễ của công ty có thể không phải là nơi để bạn tỏa sáng. Nhưng khi sự nghiệp của bạn chín muồi, bạn cần giao tiếp với nhiều người tối thiểu ở mức độ thỉnh thoảng.

“Không phải mọi người đều yêu thích việc tụ tập xã giao nơi công sở, và điều đó cũng đúng thôi,” Venkatesh nói, “nhưng càng leo lên vị trí cao, bạn càng được kì vọng ít nhất là phải có mặt trong vài buổi như thế. Ở nhiều quốc gia, thói quen bỏ qua những sự kiện này có thể là dấu hiệu cho thấy bạn không hứng thú trong việc xây dựng các mối quan hệ với đồng nghiệp, và thậm chí có thể hủy hoại cả sự nghiệp của bạn.”

Cũng có những lợi ích bên dưới việc tụ tập cùng những người ngang cấp. “Công việc là một trò thể thao đồng đội,” Mike Grandinetti, Giám đốc marketing (CMO) và Giám đốc bảo mật thông tin (CSO) của công ty quản lý dữ liệu Reduxio cho hay.“Là một phần của một mạng lưới đáng tin và có giá trị gồm toàn những chuyên gia tài năng cùng chí hướng là cách tốt nhất để tìm được những có hội nghệ nghiệp mới.”

Đặt mục tiêu thấp

Dưới đây lại là một bí quyết trong chuyên môn xây dựng mạng lưới xã hội nữa: Nếu bạn cứ gặp gỡ chỉ những người ngang cấp và tất cả các mối quan hệ đều là ngang hàng thì bạn có thể sẽ không được lợi nhiều như bạn vẫn nghĩ. Sự nghiệp IT có lợi nhờ vào những người đồng cấp và những người cố vấn có kinh nghiệm.

“Giao tiếp liên tục cũng như chia sẻ và lắng nghe những kinh nghiệm từ người khác là điều thiết yếu,” Venkatesh nói. “Một sai lầm khác nữa mà khá khó phát hiện là không thiết lập mạng lưới quan hệ với nhóm chuyên môn phù hợp. Việc thiết lập quan hệ với người có kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn quan tâm và những người giữ vị trí cấp cao là điểu rất quan trọng, từ đó họ có thể đưa ra những lời khuyên hoặc chỉ dẫn cho bạn.”

Bỏ qua mức phụ cấp tương xứng

Khi săn việc, một vài chuyên viên IT bỏ lỡ giá trị của các phúc lợi khi cân nhắc phụ cấp chung. Hãy xem xét các khoản như phí đi lại và trợ cấp trang thiết bị, ăn tối miễn phí hoặc ngân sách cho việc ăn uống, theo như Cooper cho hay.

“Nhiều nhân viên bỏ qua việc quy thành tiền các phúc lợi, bổng lộc và phụ cấp mà chủ doanh nghiệp đưa ra,” Cooper nói thêm. “Những khoản này có thể lên tới từ 5-10.000 đô la một năm, tuy nhiên các nhân viên vẫn nhìn tới các khoản đề xuất từ các công ty mà không có những khoản này vì họ được hứa hẹn khoản phụ cấp 3.000 đô la trong lương của mình.”

Không biết giá trị của bạn

Bạn đã làm việc trong lĩnh vực IT hơn 5 năm chưa? Nếu phải, bạn có lẽ sẽ nhận được trợ cấp mà bạn xứng đáng, David Collins, quản lý nhánh IT tại hãng nhân sự Addison Group bày tỏ.

“Các chuyên gia IT luôn nằm trong nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng cao –  đó là cả thị trường ứng viên.” Collins nói. “Và bạn nên biết rằng việc các công ty giữ người hiện tại sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc thuê và đào tạo người mới. Hãy tìm hiểu về các mức lương hiện tại cho vị trí của bạn trên thị trường và làm cách nào mà những đối thủ trực tiếp chi trả phụ cấp cho nhân viên.”

Không hiểu được bản chất nghề nghiệp

Không ít chuyên viên IT nói rằng những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ tự làm tổn hại tới sự nghiệp của mình vì không hiểu được những nguyên lý cơ bản trong ngành mà họ đang làm.

“Hiểu được việc bạn làm mỗi ngày ảnh hưởng tới toàn bộ [công ty] ra sao là điều tối quan trọng,” Matt Eventoff, giảng viên dạy kỹ năng giao tiếp tại Princeton Public Speaking cho hay. “Nó thúc đẩy các mục tiêu doanh nghiệp như thế nào? Chức năng ngành nghề thực tế này ra sao và việc bạn hoặc team của bạn làm sẽ ảnh hưởng đến nó như thế nào?”

Quên mất ai là người chi tiền

Một lỗi kỹ thuật liên quan tới ngành nghề khác nữa: thiếu tập trung vào khách hàng. Và trong một số trường hợp, khách hàng không phải kiểu người như bạn vẫn nghĩ.

“Mọi công việc IT đều có một nhà liên đới tài trợ cho nó,” theo như Cooper cho hay. “Tuy nhiên thường thì các chuyên gia IT bỏ qua chuyện vun đắp mối quan hệ với người chi tiền, người có thể làm việc ở tòa nhà khác, bộ phận khác hoặc thậm chí là ở bán cầu khác. Nếu bạn khiến doanh nghiệp đánh giá cao bạn – hoặc thậm chí biết đến bạn – cùng với việc là ngôi sao của bộ phận công nghệ, bạn sẽ sớm thành công.”

Rắc rối với nhân viên không có chuyên môn kỹ thuật

Dân IT rất thường xuyên không thể trình bày các kế hoạch của họ về vấn đề chi tiêu cho công nghệ hoặc phân phối nguồn tài nguyên và con người, Eventoff cho biết.

“Tôi đã có cơ hội làm việc với các chuyên gia IT ở nhiều cấp độ khác nhau với nhiều quy tắc khác nhau,” Eventoff nói. “Nếu bạn nói chuyện với ai đó không có hiểu biết sâu về IT, thì điều quan trọng là không những bạn phải biết điều gì là quan trọng với người đó, mà bạn còn phải biết những thứ bạn nói ra sẽ ảnh hưởng tới người đó hay công ty đó như thế nào.”

Hãy chắc rằng bạn có thể giải thích ý mình rõ ràng và chính xác. “Họ sẽ “hiểu liền” chứ? Có một cách khá dễ để tăng áp lực cho bài kiểm tra – chọn một nhiệm vụ quan trọng bạn đang làm, tìm một đồng nghiệp không biết gì về IT và giải thích cho người đó. Nếu họ hiểu thì bạn đang đi đúng hướng rồi đấy.”

Ở mãi trong vùng an toàn

Một số chuyên gia IT không bao giờ khám phá vùng đất bên ngoài lĩnh vực công nghệ. “Bạn phải tự đổi mới bản thân và chuyển đổi mình từ việc làm việc theo kế hoạch và nhiệm vụ sang hòa nhập với cộng đồng nhiều hơn,” Chapman, CIO của Box cho hay. “Không thể chuyển đổi mình sẽ khiến cho sự nghiệp IT của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.”

“Trong bất cứ tổ chức nào cũng có những cá nhân làm việc ở những lĩnh vực khác nhau. Hãy gặp gỡ họ,” Eventoff khuyên. “Giúp đỡ họ với những câu hỏi liên quan tới kỹ thuật và nếu bạn có thời gian hãy đề nghị giúp đỡ họ khi họ cần. Có những đồng nghiệp khác chuyên môn có thể đảm bảo rằng chỉ có bạn mới giúp được họ thôi.”

Thiếu kỹ năng kết nối với mọi người

Nhà cung cấp phần mềm tuyển dụng iCIMS gần đây đã đưa ra báo cáo về kỹ năng mềm được khảo sát từ 400 nhà tuyển dụng và nhân viên phòng nhân sự. Những người này cho thấy kỹ năng mềm được đánh giá cao hơn kỹ năng cứng 18%.

“Là một ông chủ, tôi ước tính rằng 90% vấn đề hiệu quả của chúng tôi liên quan tới sự yếu kém trong tương tác giữa người với người, và hầu hết trong số chúng không xuất phát từ sự thiếu hụt năng lực,” Cooper cho hay. “Đơn giản là nhân viên không nhận ra ảnh hưởng mà anh ta gây ra cho cả team hoặc những người liên đới – thay vì nghe phản hồi này dưới nhiều hình thức khác. Giá trị thật của một nhân viên IT là sự phối hợp có khả năng sát thương cao từ chuyên môn công nghệ sâu sắc và khả năng cảm nhận và kết nối ảnh hưởng của giải pháp được tạo ra. Khi một nhà tuyển dụng nhận ra sự kết hợp này trong một nhân viên, họ sẽ có phần thưởng xứng đáng.”

Không thể thích nghi

Steven Boyd, lập trình viên cho máy tính trung ương tại hãng dịch vụ IT lai (hybrid IT) Ensono, nói rằng tính sẵn sàng thay đổi có thể phá hỏng cả team.

“Môi trường có thể căng thẳng và không ai muốn làm việc với người không hiểu tầm quan trọng của tình bạn và sự phát triển,” Boyd nói. “Công nghệ luôn thay đổi, và mậc dù kỹ năng công nghệ rất đáng giá, nhưng kỹ năng mềm lại đáng chú ý hơn với doanh nghiệp trong đường dài. Công nghệ lớn mạnh theo thời gian cũng như con người chúng ta bởi vì một phần lớn công nghệ có tính thích nghi. Các kỹ năng này không phải là những kỹ năng không thể tiếp cận khi muốn trở thành một lập trình viên hay nhân viên IT, hơn nữa chúng rất quan trọng với sự nghiệp của một kỹ thuật viên.”

Theo đuổi việc học sau đại học mà không có mục đích

Khi được hỏi về giá trị của giáo dục sau đại học, gần như mọi nhân viên IT được phỏng vấn đều nói cùng một quan điểm: Nó sẽ không đáng tiền trừ phi bạn thực sự chắc chắn lý do tại sao bạn làm thế và thành quả của việc đầu tư này là gì.

“Nếu bạn chỉ theo đuổi việc học lên cao vì mục đích kiếm tiền, bạn nên thực hiện vài nghiên cứu để chắc rằng điều đó sẽ trở thành hiện thực,” Josh Collins, cựu quản lý công nghệ cấp cao tại Bank of America và hiện là kiến trúc sư kỹ thuật tại Janeiro Digital cho hay. “Nhiều nhà tuyển dụng và các doanh nghiệp đánh giá cao kinh nghiệm hơn là bằng cấp. Hãy hình dung ra bức tranh đó trước khi đầu tư học hành.”

Lơ đãng trước cơ hội đào tạo

Từ bỏ một công ty thực sự giúp thúc đẩy sự nghiệp của bạn bằng việc đào tạo chính là mặt trái của việc duy trì hoài một công việc mà không có quỹ đạo nghề nghiệp rõ ràng, điều này sẽ giết chết sự nghiệp của bạn.

Khoảng hai phần ba những người làm trong lĩnh vực lập trình máy tính và IT nói họ cần những khóa đào tạo và phát triển kỹ năng liên tục, theo một khảo sát năm 2016 của Pew.

“Nếu bạn tìm kiếm một tổ chức đầu tư vào sự tiến triển của bạn, hãy tận dụng nó,” Collins nói. “Bởi vì nhiều người không biết tận dụng. Dù là các dự án đào tạo hay mở rộng mục tiêu thì chúng đều là cách để làm giàu cho kỹ năng lâu dài của bạn cũng như là cách để đánh giá và thách thức bản thân theo cách đầy ý nghĩa.”

Không có tinh thần (phái thiền) Zen

Mặc dù chúng ta đã xác định rằng những kỹ năng kỹ thuật và việc đào tạo là cần thiết để phát triển sự nghiệp của bạn, nhưng vẫn còn một cách để cải thiện điều đó và có vẻ như đó là điều không thể ngờ tới.

“Điểm then chốt giúp cho sự nghiệp của bạn không chỉ là cảm thấy hợp lý khi theo đuổi kỹ thuật và đạt được chuyên môn trong lĩnh vực, mà còn phải sẵn sàng từ bỏ kiến thức đó, từ bỏ việc trở thành chuyên gia,” Chapman nói. “Con đường phía trước có thể chỉ đạt được bằng cách sẵn sàng bước đi và từ bỏ để tập trung giành được những kỹ năng kế tiếp.”

Nghĩ rằng bạn đã thành công

Một vài sai lầm có thể bị ẩn giấu dưới những thành công của sự nghiệp, Jen Doran, quản lý chương trình tại hãng nhân sự IT TEKsystems cho hay. Cô thường thấy người ta leo lên những nấc thang cao hơn và rồi đột ngột dừng việc giao tiếp lại.

“Thời gian và nỗ lực được bỏ ra để đặt một người vào một vai trò nhất định,” cô nói, “vì vậy rất quan trọng để giữ mối quan hệ tại những sự kiện và các nền tảng xã hội để tiếp tục mở rộng mạng lưới của bạn ngay cả sau khi bạn đã thành công ngồi vào vị trí nhất định.”

Không đòi hỏi được giao thêm việc.

Một sai lầm trong quá trình leo lên cao mà Doran thấy xảy ra khi các nhân viên kỹ thuật giải quyết được việc họ muốn, nhưng rồi lại dừng việc thử thách bản thân lại.

“Các chuyên gia IT nên làm nhiều hơn những gì trong bảng mô tả công việc và yêu cầu được làm quen với những nhiệm vụ khác nữa,” cô nói. “Chúng tôi có chuyên môn trong việc đưa các ứng viên và dịch vụ IT vào những nơi mà kỹ năng làm việc có chiến thuật của họ được cần đến, nhưng cũng là nơi mà họ sẽ có cơ hội hiểu thêm về nghề nghiệp ngoài những nhiệm vụ tức thời của họ. Điều này khích lệ các chuyên gia IT bước ra khỏi vùng an toàn của mình và tiếp xúc với những ý tưởng và con người mới, cũng như tư duy phản biện và giải quyết vấn đề, đều là những điều có lợi cho nhân viên và cả team nói chung.”

Nhìn về tương lai quá xa

Khi bạn lên kế hoạch cho tương lai, đừng khiến mình phát điên khi nhìn quá xa, Venkatesh nói. Nếu bản đồ của bạn trải rộng ra quá 3 năm  thì bạn đã đi quá xa rồi.

“Bạn sẽ có xu hướng kết thúc bằng việc điều chỉnh lại các kế hoạch và mục tiêu của mình,” Venkatesh nói thêm. “Tôi đề xuất thiết lập mục tiêu một năm – ngắn hạn – và quá một năm – dài hạn. Bạn nên xem lại tiến độ sự nghiệp của bạn liên tục và điều chỉnh mục tiêu dựa trên những thành tích, xu hướng nghề nghiệp và bộ kỹ năng phát triển của bạn.”

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : https://www.cio.com