10 sai lầm “chết người” trong thiết kế web

Ngoc Huynh

1. Làm mất khả năng hoạt động của nút Back. Từ lâu có một số bài viết trên mạng đã chỉ ra cách để phá vỡ nút Back của trình duyệt để khi người dùng nhấn vào nút này, thì một vài điều không mong muốn có thể xảy ra như: làm đổi hướng trang web sang một trang web mới không mong muốn, hay trình duyệt vẫn không có gì thay đổi do nút “back” đã bị vô hiệu hóa, hay xuất hiện bất thình lình một cửa sổ pops up mới trên màn hình. Lời khuyên dành cho bạn: Đừng bao giờ làm gì cả vì tất cả điều đó là việc đã rồi. Khi người xem đã bực mình thì họ sẽ không bao giờ truy cập vào trang web của bạn nữa.

2. Mở cửa sổ trình duyệt mới. Trước đây, mọi người sử dụng các frame mới để hiển thị nội dung giống như việc người dùng truy cập vào một trang web. Bây giờ điều này chỉ gây ra sự bực mình cho người xem bởi vì nó liên kết các nguồn hệ thống, làm chậm sự phản hồi của máy tính và nói chung là gây ra sự phức tạp cho người dùng. Phải luôn chắc chắn rằng người dùng sẽ dễ dàng sử dụng công cụ này. Nhưng thực tế thì không như vậy. Đối với các trình duyệt phổ biến khác như Firefox, thì người dùng cũng có thể mở các liên kết trong các tab (thẻ) mới.

3. Không để số điện thoại và địa chỉ trong một vài nơi dễ tìm thấy trên website. Nếu bạn đang bán hàng trên trang web của mình, thì bạn cần cung cấp cho người xem các phương thức để liên hệ với bạn. Con đường thông minh nhất là tạo liên kết “Contact Us” mà sẽ dẫn người xem tới thông tin liên hệ như: số điện thoại và địa chỉ email. Liên kết đó nên phải có trên mỗi và mọi trang của website. Ngay cả khi không có ai gọi, thì sự hiện diện của các thông tin này sẽ tăng thêm tính minh bạch và tính hợp pháp cho website của bạn và tạo cảm giác thoải mái cho người xem.

4. Các liên kết hỏng. Các liên kết (hay siêu liên kết) hỏng không hoạt động khi bạn nhấp chuột vào hay sẽ dẫn tới các trang với thông báo “404 error” – điều này gây ra sự thất vọng rất lớn cho người lướt web. Bạn hãy thường xuyên kiểm tra website của mình để luôn chắc chắn rằng tất cả các liên kết vẫn luôn làm việc. Kể cả liên kết “Contact the Webmaster” có trong website để người dùng có thể nhanh chóng thông báo cho bạn biết nếu họ phát hiện thấy liên kết hỏng hay các lỗi khác có trên website và bạn sẽ có thể sửa các lỗi này ngay lập tức.

5. Server time chạy chậm. Thời gian tải chậm là điều không thể chấp nhận được với các website chuyên nghiệp. Vậy “chậm” ở đây là như thế nào? Một nghiên cứu gần đây của hãng Akamai Technologies, được Jupiter Research ủy quyền, đã chỉ ra rằng những người mua hàng trực tuyến, trung bình sẽ chỉ đợi khoảng bốn giây cho một website để load trước khi quyết định rời khỏi trang web. Nếu website của bạn đang có thời gian load chậm hơn 4 giây, thì bạn hãy giảm các hình ảnh có kích thước quá lớn hay các add-on đặc biệt như giới thiệu Flash….

6. Thông tin lỗi thời. Nếu thông tin trên website của bạn đã lỗi thời, thì điều này không thể chấp nhận được, nhưng thật ngạc nhiên là hiện nay lại có rất nhiều website cũ và nội dung lỗi thời. Bạn hãy luôn đảm bảo rằng trang web của bạn luôn được cập nhật mới mỗi ngày. Bạn không thể đánh mất sự tín nhiệm mà nguyên nhân chủ yếu là do nội dung đã lỗi thời gây nên. Ngoài ra, nội dung trên website phải chính xác, và nếu bạn phát hiện ra một lỗi nào đó, thì hãy tiến hành sửa lỗi ngay lập tức.

7. Sự định hướng tồi. Điều quan trọng của internet là tốc độ. Nếu trang web của bạn điều hướng chậm, thì dễ tạo ra sự chán nản cho người dùng và họ sẽ nhanh chóng chuyển sang một trang web khác – là đối thủ cạnh tranh của bạn. Sẽ thật chán nếu bạn bị bắt buộc quay trở lại hay hay ba trang để có thể thể truy cập vào các nơi khác của một website. Ngoài ra gây ra sự lãng phí thời gian. Trên website nên có navigation bar (thanh định hướng) trên mỗi trang, sẽ giúp chỉ dẫn các visitor (khách truy cập website) tới các phần khác của trang web. Vị trí của thanh định hướng nằm dọc theo đầu trang hay nằm dọc theo phía bên trái để mà thanh định hướng có thể dễ dạng nhìn thấy được. Thêm một bản đồ website dễ dàng tìm thấy trong thanh định hướng chính của bạn và/hoặc ở cuối trang web của bạn để các visitor có một cái nhìn lướt qua về mỗi trang trên website của bạn.

8. Có quá nhiều kiểu chữ và màu sắc. Các trang phải có một cái nhìn thống nhất và trước sau như một, ngoài những website do những người mới vào nghề tạo ra do họ dùng quá nhiều kiểu chữ và màu sắc. Chỉ sử dụng hai hoặc ba kiểu chữ và màu sắc cho mỗi trang. Điều này chỉ giúp làm an lòng người xem về tính chắc chắn và ổn định của bạn, chứ không thuyết phục người xem rằng bạn là một người có khiếu nghệ thuật. Bạn cũng phải đảm bảo các kiểu chữ và màu sắc sẽ luôn ổn định trên các thiết bị khác nhau từ máy tính để bàn cho tới máy tính bảng, điện thoại…

9. Các trang không liên kết với trang khác (Orphan pages). Bạn hãy thuộc lòng điều này: Mỗi trang thuộc website của bạn cần một liên kết sẵn sàng trở lại trang chủ. Tại sao? Đôi khi người dùng sẽ gửi một URL tới bạn bè – có thể họ sẽ truy cập và muốn biết thêm nhiều thông tin. Nhưng nếu trang mà họ nhận được là “ngõ cụt”, thì họ sẽ cảm thấy rất thất vọng. Bạn hãy luôn luôn để một liên kết tới “Home” (trang chủ) trên mỗi trang, và tạo liên kết cho logo của website khi muốn quay trở lại trang chủ — điều này sẽ giúp giải quyết nhanh vấn đề này.

10. Không liên kết với các trang mạng xã hội. Hầu hết các doanh nghiệp đều có trang Facebook của riêng mình, những công ty khác thì sử dụng Pinterest hay Twitter. Một điều rõ ràng là các doanh nghiệp đang hưởng lợi rất nhiều từ sự hiện diện của các mạng xã hội này. Quên liên kết đến các nền tảng xã hội là một sai lầm rất lớn. Mọi người có thể truy cập từ mạng xã hội này sang mạng xã hội khác một cách dễ dàng. Sử dụng mạng xã hội để tiếp thị công ty của bạn và ngày càng có nhiều khách hàng truy cập vào website của bạn nếu việc truy cập là dễ dàng đối với họ.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : http://www.entrepreneur.com/